Xây dựng khu vườn tại gia

Phân Tích Tác Phẩm Vợ Nhặt Hay Nhất

Những hướng dẫn phân tích tác phẩm Vợ nhặt dưới đây sẽ giúp bạn khái quát chuẩn những kiến thức chính trong tác phẩm và hiểu bài đúng nhất. Với một kiệt tác văn học Việt Nam như Vợ nhặt của Kim Lân, chúng ta cần cái nhìn có chiều sâu để cảm và nhận ra những giá trị ẩn chứa trong dụng ý của tác giả. Kiến Guru sẽ hỗ trợ bạn tìm ra những giá trị thực của tác phẩm qua hướng dẫn phân tích chi tiết dưới đây.

I. Tìm hiểu chung để phân tích tác phẩm Vợ nhặt.

1. Tác giả

–      Kim Lân (1920 – 2007) sinh ra tại Bắc Ninh và sinh thời ông ở tại Hà Nội để học tập và làm việc.

phan tich tac pham vo nhat1

 Nhà văn Kim Lân

–      Gia đình ông khá khó khăn nên phải đi làm từ nhỏ khi còn tiểu học.

–      Các tác phẩm của ông mang đậm chất chân thực nông thôn Việt Nam tiêu điều, ảm đạm và cuộc sống cùng cực của người nông dân trong giai đoạn khó khăn vô cùng của dân tộc.

–      Những tác phẩm nổi tiếng của ông: Vợ nhặt, Đứa con người vợ lẻ, Đứa con người cô đầu,…

2. Tác phẩm

–      Vợ nhặt là một trong rất nhiều tác phẩm đặc sắc của Kim Lân phản ánh rõ nhất cuộc sống của người nông dân Việt Nam trong nạn đói năm 1945 và những giá trị tốt đẹp mà tác giả gửi gắm.

–      Tác phẩm Vợ nhặt được in trong tập Con chó xấu xí (1962).

II. Phân tích tác phẩm Vợ nhặt chi tiết

1. Ý nghĩa nhan đề và phân tích tình huống truyện Vợ nhặt

– Ý nghĩa nhan đề: 

+ Vợ: biểu tượng cho mái ấm hạnh phúc gia đình, có ý nghĩa lớn lao, mang vai trò thiêng liêng, trách nhiệm cao cả.

+ Nhặt: hành động quá đỗi rẻ rúng đến tầm thường như việc nhặt một món đồ người ta đã vứt bỏ, một thứ gì đó rơi rớt, vô giá trị.

Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt: Trong thời điểm thảm khốc của nạn đói 1945, Tràng – một chàng trai có vẻ ngoài xấu xí, gia cảnh thì nghèo khổ, sống trong xóm ngụ cư, bản tính ngốc nghếch và rồi cũng vì cái nghèo mà không lấy được vợ nhưng duyên nợ đã cho chàng cái cơ may “nhặt” được vợ (vợ theo về không).

phan tich tac pham vo nhat 2

 Nạn đói kinh hoàng năm 1945

2. Vẻ đẹp của nhân vật Tràng

– Xuất thân: sinh ra trong một gia đình nghèo, nhà chỉ có hai mẹ con thui thủi, ở trong xóm ngụ cư, làm nghề kéo xe thuê.

– Diễn biến tâm lí:

a,

– Lần đầu: Tràng hò bông đùa vô tư mà không có bất cứ tình ý gì với cô gái phụ đẩy xe cùng mình.

phan tich tac pham vo nhat3

Hình ảnh minh họa

– Lần thứ 2:

+ Khi người đàn bà nhanh chóng quyết định theo chàng về: Ban đầu, Tràng lo sợ “chợn nghĩ” nhưng khát vọng hạnh phúc và tình yêu thương mãnh liệt lại lớn hơn tất cả, rồi Tràng tặc lưỡi: “chậc kệ”.

b,

– Tràng mua dầu về thắp để căn nhà vốn tăm tối bao năm trở nên sáng sủa.

c,

– Anh chàng xông xáo xắn tay vào dọn dẹp và ngại ngùng thanh minh cho sự bừa bộn bởi thiếu hơi đàn bà, thiếu bàn tay săn sóc, sửa sang của người phụ nữ.

– Khi ngồi chờ mẹ về, Tràng trong cảm giác “sờ sợ” đầy thấp thỏm, lo âu vì sợ rằng người vợ mà anh vừa mới nhặt được sẽ bỏ đi vì nhà anh nghèo, hoàn cảnh mẹ chiếc con côi khó khăn, cùng cực, sợ niềm hạnh phúc nhỏ bé anh mới có được sẽ tuột khỏi tay.

– Khi mẹ về, Tràng thưa chuyện với bà cụ Tứ một cách vô cùng trịnh trọng, thuyết phục mẹ lý do có vợ là “phải duyên”, và hồi hộp, căng thẳng mong mẹ tác hợp.

– Khi mẹ tỏ thái độ đồng ý vun đắp cho đôi trẻ thì Tràng thở phào, ngực nhẹ hẳn đi.

d,

– Tràng thấy mọi thứ xung quanh mình khác hẳn và chính chàng cũng có sự khác biệt:

– “”.

3. Vẻ đẹp của nhân vật Thị

+

+ “, cong cớn, sưng sỉa, vô duyên

+ “”

a, Gặp gỡ Tràng

+ Khi được mời ăn tức thì ngồi sà xuống, mắt sáng lên, “ăn một chặp bốn bát bánh đúc”

+ Khi thị nghe Tràng nói câu bông đùa “”, thị đã nghĩ là thật và đồng ý theo về ngay mà chẳng bận tâm suy nghĩ, thị cũng chẳng có thông tin gì về Tràng và gật đầu đồng ý về làm vợ cũng chẳng cần sính lễ.

b, Trên đường về

– đi sau Tràng

c, Về đến nhà

d, Sáng hôm sau

– Hiền hậu, đúng mực chứ không còn cái vẻ “chao chát, chỏng lỏn” nữa.

4. Vẻ đẹp của nhân vật bà cụ Tứ

– Hoàn cảnh: Người mẹ già nua, héo úa trong cảnh nghèo khổ, chịu nhiều thiệt thòi, sống cùng con trai.

– Diễn biến tâm lí:

a, Khi vừa về đến nhà

– Bà thực sự ngạc nhiên chưa hình dung ra câu chuyện trước sự đon đả của đứa con trai ngờ nghệch.

– Bà còn ngạc nhiên hơn trước sự xuất hiện của người đàn bà lạ ở trong nhà.

– Khi hiểu ra cơ sự thì “”, vừa đau đớn, tủi cực, vừa xót xa xen lẫn vui mừng.

b, Sáng hôm sau

– Bà dậy sớm cùng nàng dâu mới chăm bẵm vườn tược, chăm lo cho ngôi nhà của mình

– “”

– Trong bữa cơm, bà nói về tương lai với sự hứng khởi, niềm lạc quan, đầy hy vọng và bảo ban các con cùng nhau làm ăn,…

III. Tổng kết phần phân tích tác phẩm Vợ nhặt

1. Gía trị nội dung

Tác phẩm Vợ nhặt chất chứa những giá trị nhân đạo sâu sắc, phản ánh một cách chân thực tình cảnh khốn khó của người nông dân trong nạn đói thê thảm. Bên cạnh đó, hình ảnh những người nông dân hiện lên với bản chất tốt đẹp và sức sống mãnh liệt.

   

2. Gía trị nghệ thuật

– Tình huống truyện tự nhiên, sáng tạo, độc đáo.

– Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố hiện thực và nhân đạo.

– Nghệ thuật độc thoại, đối thoại nội tâm.

– Cách kể chuyện gần gũi, tự nhiên.

Những hướng dẫn phân tích tác phẩm Vợ nhặt chi tiết trên đây sẽ bổ sung kiến thức cho bạn sẵn sàng cho mọi dạng đề văn liên quan đến tác phẩm. Với những truyện mang đậm giá trị hiện thực và nhân đạo như tác phẩm Vợ nhặt, chắc chắn sẽ cho bạn nhiều cảm hứng để tìm hiểu sâu sắc tuyệt tác này của nhà văn Kim Lân. Tải Kiến Guru – app học tập thông minh để chúng mình đồng hành cùng bạn trong nhiều tuyệt tác văn học khác của Việt Nam nữa nhé.

nongdanmo Company Inc

Website: https://nongdanmo.com

Facebook: https://facebook.com/nongdanmocom

Twitter: @nongdanmocom

Copyright © 2023 | Design by NongDanMo